Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết và quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển, con yêu sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau bên cạnh sữa mẹ. Khi bé bắt đầu lớn hơn, ngoài sữa mẹ em bé cần cung cấp dinh dưỡng từ quá trình ăn dặm. Vậy có cần thiết phải sử dụng bột ăn dặm cho trẻ hay không? Hãy cùng Moby Kid tìm hiểu thêm thông qua bài viết này nhé!
Có cần thiết phải cho bé sử dụng bột ăn dặm hay không?
1. Bột ăn dặm là gì?
Bột ăn dặm cho bé
Trước tiên phải nói đến giai đoạn mà bé bắt đầu ăn dặm, giai đoạn này để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé mẹ cần chọn lựa loại thức ăn phù hợp với từng độ tuổi của con. Bên cạnh dinh dưỡng từ sữa, mẹ nên cung cấp các vitamin từ hoa quả, rau củ, trứng, thịt, cá,.. trong khẩu phần ăn của con. Các loại thực phẩm này giúp bé bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để bé có thể phát triển một cách toàn diện hơn nữa.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bột cho bé ăn dặm pha sẵn dùng được cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên. Bột ăn dặm với nhiều hương vị khác nhau phù hợp cho các bé theo từng độ tuổi. Bột ăn dặm giúp con tập quen với việc ăn dặm, chuyển đổi từ việc ăn thức ăn lỏng như sữa sang ăn các loại thức ăn khác đặc hơn. Một số mẹ bỉm thường tự chế biến bột ăn dặm cùng với sữa, các loại hạt, hoặc tôm, thịt, cá, rau xanh xay nhuyễn để khẩu phần ăn của bé thêm phong phú hơn.
2. Phân loại bột ăn dặm
Bột ăn dặm cho bé có nhiều loại khác nhau phù hợp với từng độ tuổi của bé
Tùy vào độ tuổi và nhu cầu ăn dặm của bé mà bột ăn dặm trẻ em được chia thành nhiều loại khác nhau. Ba mẹ cần tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn loại sản phẩm phù hợp nhất cho con yêu.
2.1 Phân loại theo độ tuổi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, độ tuổi tốt nhất để bé bắt đầu ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên thực tế, giai đoạn bắt đầu ăn dặm của bé có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tuỳ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển của mỗi em bé. Dựa vào từng độ tuổi khác nhau mẹ cần lựa chọn loại bột ăn dặm phù hợp. Đặc biệt là trong giai đoạn bé mới tập ăn dặm các sản phẩm khác bên cạnh sữa mẹ.
Bột ăn dặm cho bé từ 4-6 tháng tuổi
Bột ăn dặm HiPP ngũ cốc gạo nhũ nhi 200g (trên 4 tháng)
Giai đoạn 4-6 tháng tuổi, hệ tiêu hoá của con yêu đang rất yếu. Bé mới bắt đầu làm quen với loại thực phẩm khác bên cạnh sữa mẹ nên hệ tiêu hoá rất dễ bị ảnh hưởng. Lúc này, mẹ nên cho bé tập quen dần với mùi vị thực phẩm mới. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho con trong giai đoạn này. Do đó, mẹ không nên ép con ăn quá nhiều bột ăn dặm hoặc các loại bánh ăn dặm cho bé.
Mẹ có thể cho con tập ăn với các loại bột ăn dặm đến từ thương hiệu Hipp dành riêng cho bé từ 4 - 6 tháng tuổi. Sản phẩm có nhiều hương vị giúp kích thích sự thèm ăn và chuẩn bị cho bé yêu bước vào giai đoạn tập ăn.
Bột ăn dặm cho bé từ 6-8 tháng tuổi
Bột ăn dặm Gerber cho bé từ 6 tháng tuổi
Bé từ 6 - 8 tháng tuổi là giai đoạn cần bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn bên cạnh sữa mẹ. Độ tuổi này bé sẽ có nhiều dấu hiệu đòi ăn, thèm ăn. Hệ tiêu hoá của bé con cũng bắt đầu hoàn thiện hơn, đủ khoẻ mạnh để tiêu hóa thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Giai đoạn này, bé sẽ hoạt động tay chân nhiều hơn, vui chơi lâu hơn và ngủ dần ít lại. Bé sẽ nhanh đói và quấy khóc ba mẹ.
Do đó, mẹ nên cho con ăn dặm với loại bột ăn dặm phù hợp để bé có đủ dinh dưỡng phát triển toàn diện. Một số bột ăn dặm mẹ có thể lựa chọn như: bột ăn dặm Ridielac, bột ăn dặm Nestle, bột ăn dặm Hipp…
Bột ăn dặm cho bé trên 8 tháng tuổi
Bột ăn dặm Nestle cho bé từ 8 tháng tuổi
Bé từ 8 tháng tuổi trở lên đã bắt đầu quen dần với việc ăn dặm. Mẹ cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho con từ nhiều loại bột ăn dặm khác nhau. Mẹ có thể tham khảo thêm bột ăn dặm cho bé từ 8 tháng tuổi của Nestle, Vinamilk, Nutifood… Bột ăn dặm với đa dạng mùi vị. Mẹ có thể dễ dàng thay đổi thực đơn mỗi ngày để con yêu không bị ngán và biến ăn.
2.2 Phân loại theo mùi vị
Bột ăn dặm cho bé có nhiều loại với nhiều mùi vị khác nhau. Nhìn chung, dựa vào mùi vị chúng ta có thể chia bột ăn dặm thành 2 loại chính, đó là bột ngọt ăn dặm và bột mặn ăn dặm.
Bột ngọt ăn dặm
Bột ăn dặm có thành phần từ rau, củ, quả
Đối với các bé mới bắt đầu tập ăn dặm thì bột ngọt sẽ giúp bé làm quen với quá trình ăn dặm hơn. Bột ăn dặm khởi đầu vị ngọt có thành phần từ sữa và hương thơm gần giống sữa mẹ. Bé có sự khởi đầu quá trình ăn dặm tốt hơn khi dễ dàng làm quen với món khác ngoài sữa mẹ với các loại thức ăn đặc hơn.
Các thành phần có trong bột ngọt ăn dặm của bé đảm bảo đủ các nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất. Mẹ có thể sử dụng các loại bột từ nguyên liệu như gạo tẻ, sữa, ngũ cốc, trái cây, rau củ… Bột ăn dặm vị ngọt có dễ dàng giúp bé làm quen và tạo cho con sự hứng thú trong mỗi bữa ăn.
Nguyên tắc khi nấu bột ngọt cho bé:
- Nếu mẹ tự chế biến bột ăn dặm cho bé với rau củ quả thì cần nấu hoặc hấp chín riêng và sau đó mang xay nhuyễn trước khi bỏ vào trộn với bột để nấu cho bé.
- Nếu nấu bột ăn dặm với sữa, mẹ nên quấy bột với một chút nước lạnh để bột tan ra và cho lên bếp với lửa nhỏ để bột sôi tạo thành hỗn hợp sệt lại. Sau đó mẹ tắt bếp để bột nguội bớt và cho sữa mẹ đã hâm nóng hoặc sữa pha công thức pha sẵn vào, khuấy đều và canh nhiệt độ phù hợp để cho bé ăn.
- Các mẹ tuyệt đối không nêm nếm bất kỳ gia vị nào khác như đường, mắm, muối... để bé có thể thưởng thức trọn vẹn được hương vị tự nhiên và tránh ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hoá của con yêu.
Bột mặn ăn dặm
Bột ăn dặm có chứa thành phần từ tôm, thịt, cá, cua...
Thời điểm sử dụng bột mặn ăn dặm cho bé tốt nhất là từ 6-7 tháng tuổi hoặc khoảng 2-4 tuần kể từ khi cho bé ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của bé tương đối ổn định, có thể hấp thu các thức ăn đặc hơn và có vị đậm đà hơn. Mẹ cần bổ sung cho bé thêm bột mặn vì trong bột có chứa chất đạm và nhiều chất dinh dưỡng khác để cơ thể bé phát triển khỏe mạnh và cân đối.
Thành phần có trong bột mặn như thịt, trứng, tôm, cua, cá... các chất béo đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của bé. Trong thời gian chuyển từ bột ngọt sang bột mặn, mẹ có thể cho bé ăn xen kẽ cả hai loại đến khi con hoàn toàn thích ứng thì sử dụng hoàn toàn bột ăn dặm mặn trong mỗi bữa ăn.
Nguyên tắc khi nấu bột mặn cho bé:
- Xay nhuyễn và nấu chín tất cả các nguyên liệu từ thịt, tôm, cua, cá...
- Đến giai đoạn bé đã ăn được bột mặn, mẹ nên nấu bột đặc hơn, tăng lượng bột trong khẩu phần ăn theo sự phát triển và hấp thụ của bé.
So sánh bột ăn dặm mặn và bột ăn dặm ngọt
Điểm giống nhau
Về cơ bản thì bột ăn dặm cho trẻ sơ sinh đều có điểm tương đồng về thành phần dinh dưỡng. Các loại bột ăn dặm đều cung cấp cho bé đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Mỗi em bé sẽ có khả năng hấp thụ dưỡng chất khác nhau. Do đó, mẹ nên cho con ăn dặm đan xen các loại bột để làm phong phú thêm bữa ăn và tăng thêm mùi vị cho bé không bị ngáy.
Điểm khác nhau
Ngoài điểm chung ra thì bột ăn dặm ngọt và bột ăn dặm mặn chỉ khác nhau ở thành phần chất đạm.
Bột ăn dặm ngọt |
Bột ăn dặm mặn |
- Chất đạm sẽ được cung cấp từ thành phần chính là sữa, kết hợp cùng các thành phần khác như rau củ, trái cây và gạo để tạo nên nhóm dinh dưỡng tổng hợp cho bé. - Bé dễ dàng thích nghi và làm quen hơn khi bắt đầu tập ăn dặm vì bột có thành phần và hương vị gần giống với sữa mẹ nhất. - Nhưng có nhược điểm là bé rất dễ mau ngán. |
- Bột mặn có thành phần chính là chất đạm từ nguồn động vật, hải sản như thịt, cá, tôm, cua... kết hợp cùng các thành phần khác tạo nên nguồn dinh dưỡng hợp lý cho bé. - Khi bé đã quen với việc ăn dặm thì bột mặn sẽ là lựa chọn phù hợp hằng ngày vì loại này rất đa dạng mùi vị, kích thích vị giác ăn uống của bé hơn. - Hạn chế của loại bột này là không sử dụng cho bé khi mới bắt đầu ăn dặm. |
Về giá bột ăn dặm giao động chỉ từ 45,000đ cho đến 120,000đ tùy theo từng loại bột và thương hiệu. Các mẹ có thể tham khảo thêm nhiều loại bột ăn dặm để thay đổi khẩu phần ăn hằng ngày cho bé tại đây.
3. Có cần thiết phải cho bé sử dụng bột ăn dặm hay không?
Các yếu tố quan trọng của bột ăn dặm
Sự tiện lợi chính là yếu tố đầu tiên quyết định của các mẹ khi bé bước qua giai đoạn ăn dặm. Bột dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm là một lựa chọn thích hợp nhất cho các mẹ khi cần một phương thức chế biến thức ăn nhanh chóng cho bé. Đồng thời vẫn đảm bảo con yêu có một bữa ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Yếu tố thứ hai chính là tập cho bé làm quen với các thức ăn khác. Bên cạnh sữa mẹ, bột ăn dặm cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện. Ở giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi, bé sẽ nhanh bị đói nếu chỉ uống sữa như lúc mới sinh. Dop đó, để không mất thời gian nhiều ở khâu chuẩn bị đồ ăn cho bé, mẹ chỉ cần sử dụng bột ăn dặm bổ sung để con không bị cơn đói quấy rầy.
Bảo quản thực phẩm để chế biến là yếu tố cũng rất quan trọng. Các thực phẩm không được bảo quản tốt sẽ gây hại cho đường tiêu hóa của bé. Vì thế mà sử dụng bột ăn dặm giúp mẹ có thể dễ dàng bảo quản sản phẩm. Chỉ cần các mẹ lưu ý điều kiện bảo quản là có thể yên tâm chế biến cho bé nhà mình sử dụng.
Và một yếu tố quan trọng đó chính là bột ăn dặm luôn được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu nghiên cứu rất kỹ lưỡng để phù hợp với khẩu vị của em bé. Tuỳ từng loại bột, từng độ tuổi khác nhau sẽ có sản phẩm ăn dặm phù hợp nhất cho con. Bột ăn dặm được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới bởi nó rất giàu chất dinh dưỡng, mịn, dễ nuốt, hương vị kích thích vị giác của bé.
4. Những lưu ý khi cho bé sử dụng bột ăn dặm
Một số lưu ý khi cho bé ăn bột ăn dặm
Nhiều bậc phụ huynh thường bỏ qua khuyến cáo của các bác sĩ mà cho con ăn dặm theo ý của mình. Điều này vô tình gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bé. Để tình trạng này không xảy ra, các mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:
- Phải cho bé bắt đầu tập ăn đúng thời điểm thích hợp như các chuyên gia khuyên là từ 4 - 6 tháng tuổi. Bên cạnh việc theo dõi ngày tháng tuổi của bé thì yếu tố cần nhất vẫn là bé có khả năng ngồi vững, quay đầu đi nơi khác và có thể nhai nuốt thức ăn tốt.
- Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất đối với bé. Vì vậy, mẹ cho bé ăn dặm ở giai đoạn này để bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện hơn nhưng không hoàn toàn thay thế sữa mẹ.
- Trong lúc bé ăn, mẹ hãy chú ý quan sát xem bé có dị ứng với loại thành phần nào có trong bột hay không để kịp thời thay thế loại bột khác cho con.
- Nếu bé chưa tiếp nhận được bột ăn dặm, mẹ nên từ từ chờ vài ngày rồi thử lại, không nên ép bé ăn ngay được. Việc bị ép ăn gây cho bé áp lực, khiến bé chán ghét việc ăn uống và ăn ít hơn bình thường.
- Để bé không bị ngán, mẹ nên đa dạng hóa mùi vị bột. Với mỗi mùi vị mẹ nên cho bé thử khoảng 2 - 3 lần rồi đổi sang mùi vị khác. Điều này giúp bé kích thích vị giác, ăn uống ngon hơn, giúp bé không bị kén ăn.
Qua bài viết trên, Moby Kid đã giúp các mẹ giải đáp các thắc mắc về bột ăn dặm. Nếu mẹ cần tìm mua bột ăn dặm chính hãng với đa dạng mùi vị thì Moby Kid là địa chỉ phù hợp nhất mẹ nên ghé thăm. Moby Kid cung cấp đầy đủ các loại bột ăn dặm chính hãng để các mẹ tham khảo. Vì thế nếu mẹ còn đang thắc mắc chưa biết nên mua bột ăn dặm cho bé ở đâu thì liên hệ với Moby Kid ngay nhé!
Moby Kid - Hệ thống cửa hàng Mẹ và Bé Chính Hãng Cao Cấp. Bên cạnh đó, Moby Kid còn xây dựng hệ thống kiến thức cho các ông bố bà mẹ có thể tham khảo để chăm sóc bé nhà mình được tốt hơn.
Liên hệ hotline 0986.680.500 - 0906.199.565 hoặc đến ngay Showroom để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ bán hàng tận tâm.
Xem thêm: