Nhiều mẹ hay thắc mắc về cách chăm sóc bé nhỏ sau sinh như thế nào? làm sao để chăm sóc bé một cách tốt nhất?. Vậy cùng Moby hỏi Hỏi đáp cùng Bác sĩ nhé!
Chăm sóc mẹ và bé
Câu 1: Sữa mẹ sau khi hút ra và trữ đông có thể sử dụng sau 24h không, thưa bác sĩ?
Bác sĩ trả lời:
Khi mẹ sử dụng máy hút sữa nào tốt hút sữa ra, rồi trữ đông trong tủ lạnh thì mẹ nên sử dụng máy hâm sữa để rã đông sữa. Sữa trữ đông sau khi đã rã đông hoàn toàn cần để ngăn mát và có thể dùng trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ nếu sữa còn dư thì nên bỏ đi để đảm bảo vệ sinh cho bé
Câu 2: Bé em bú hay bị nôn trớ, không biết là do cách em cho bú chưa đúng hay do sữa của em có vấn đề, xin bác sĩ cho em lời khuyên ạ.
Bác sĩ trả lời:
Sữa mẹ không gây nôn trớ nên sữa của bạn hoàn toàn không có vấn đề gì. Có thể do bé còn nhỏ, cấu trúc giải phẫu giữa thực quản và dạ dày chưa hoàn chỉnh nên sữa dễ đi ngược từ dạ dày lên thực quản gây ra hiện tượng “trớ”: bé bị chảy một ít sữa ở khóe miệng sau cữ bú. Đây là hiện tượng sinh lý thường gặp ở các bé, khi bé lớn hơn, hiện tượng này sẽ hết. Mẹ cần:
- Theo dõi tình hình bé, nếu bé hay bị ọc một lượng nhiều, một lần, thậm chí nhiều lần mỗi ngày; mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nhi kiểm tra xem bé có bị trào ngược dạ dày thực quản không.
- Vỗ lưng giúp bé ợ hơi ở giữa và cuối cữ bú.
Câu 3: Em mới sinh bé được 1 tháng, lúc mới sinh em lâu có sữa, nhờ tư vấn em mua cốm lợi sữa uống và có được sữa trong tháng đầu, nay qua tháng thứ 2 thì em thấy dấu hiệu sữa em ít trở lại. Như vậy, có thể nguyên nhân là gì và có cách nào để giúp sữa ra đều và nhiều trở lại không bác sĩ, thật sự em chưa muốn cho bé bú sữa ngoài sớm. Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ trả lời:
Vào những tuần đầu sau sinh, cơ thể mẹ và bé chưa thực sự hiểu rõ nhau nên thường sẽ sản xuất nhiều sữa hơn nhu cầu thực sự của bé, dẫn đến mẹ hay bị căng tức và chảy nhiều sữa. Từ 1 – 2 tháng sau, cơ thể mẹ sẽ cân bằng lượng sữa tạo ra đủ cho bé bú, không sản xuất dư nữa, nên ngực mẹ sẽ mềm đi và không chảy sữa nhiều như trước. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng có thể mẹ đang hiểu lầm mình bị giảm sữa và lo lắng sẽ bị mất sữa. Điều lo lắng này không chính xác do sữa mẹ đúng là có giảm theo cơ chế kể trên nhưng sẽ không giảm ít hơn nhu cầu của bé.
Câu 4: Em mới sinh bé được 3 tháng nhưng đã có dấu hiệu sữa ít, có hôm sữa ít không đủ bé ti em phải thêm sữa ngoài cho bé cữ đêm. Bác sĩ tư vấn giúp em cách nào để có lại nhiều sữa ạ? Em cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ trả lời:
Các bé thường sẽ có những giai đoạn quấy khóc, khó chịu trong người hoặc có những giai đoạn nhu cầu sữa hơi tăng so với mọi ngày. Những ngày này, nhu cầu bú mút của bé tăng cao, hoặc do khó chịu trong người nên bé cứ ngậm nhả ti mẹ liên tục ở một vài cữ, các cữ còn lại vẫn bú bình thường.
Nếu mẹ xử lý theo hướng là bổ sung sữa công thức cho con thay vì tích cực cho bé ti thì cơ thể sẽ không thể hiểu để tăng lượng sữa. Từ việc chưa thực sự thiếu sữa, sẽ dẫn đến thiếu sữa thực sự.
Có 2 trường hợp mẹ cần lưu ý:
- Bé khó chịu, quấy khóc, ngậm thả ti mẹ liên tục chứ không bú mẹ thực sự khiến mẹ hiểu lầm mình đang bị thiếu sữa cho con bú. Mẹ có thể dỗ dành bé bằng cách bế ru, ôm ấp, đung đưa, nghe nhạc và tích cực cho bé bú theo đúng nhu cầu. Mẹ có thể kiểm tra bé đã được bú đủ hay chưa thông qua tã ướt của bé, nếu bé bú đủ thì mỗi ngày bé sẽ có 5 – 6 lần thay tã, nước tiểu có màu vàng nhạt, nhẹ mùi và đi phân đều.
- Nếu thật sự mẹ hơi bị thiếu sữa, mẹ nên tích cực cho bé bú lâu và nhiều lần trong vài ngày để sữa tăng kịp thời cho bé. Sữa được tạo ra theo nhu cầu của bé. Do đó, để duy trì sữa mẹ đủ cho bé, mẹ cần cho bé bú hoàn toàn tích cực, hoặc hút sữa (trong 24 giờ, hút 8-12 lần nếu là kích sữa hoặc 6 lần để duy trì sữa hiện tại) nếu bé không bú trực tiếp.
Máy hút sữa giúp kích thích sữa mẹ
Câu 5: Bác sĩ cho em hỏi, trong quá trình cho bé bú, mình nên ăn uống nhiều loại thực phẩm nào và hạn chế loại nào ạ?
Bác sĩ trả lời:
1. Những lưu ý trong chế độ ăn khi cho bé bú:
- Không bỏ bữa và ăn thêm các bữa phụ nhỏ trong ngày như: trái cây, bánh, và những món ăn nhẹ mẹ thích.
- Ăn thêm các loại cá, thực phẩm nhiều omega để bổ sung tốt cho mẹ và tốt cho sữa của bé. Đồng thời, hạn chế mỡ động vật vì mỡ động vật không tốt cho mẹ, dễ gây tăng cân, tắc tia.
- Chất lượng và số lượng bữa ăn quan trọng cho sức khỏe của mẹ hơn là cho nguồn sữa. Cơ thể mẹ vẫn tạo được nguồn sữa tốt cho con dù mẹ không đạt được những bữa ăn “hoàn hảo” như mẹ nghĩ. Chỉ những mẹ thiếu dinh dưỡng lâu dài mới ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
- Không kiêng cữ: Mẹ cần ăn phong phú, ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe và đặc biệt là những món mẹ thích để giúp bồi bổ SỨC KHỎE và TÂM HỒN mẹ. Từ đó, mẹ sẽ thoải mái và tạo sữa tốt hơn.
Ngoài việc quan tâm chế độ ăn, để duy trì lượng sữa, mẹ phải cho bé bú mẹ hoặc vắt sữa (nếu bé không bú trực tiếp) thường xuyên và tránh stress.
2. Những lưu ý trong việc uống nước khi cho con bú
- Uống đủ nước
- Bổ sung thêm nước trái cây như nước ép cam, bưởi, quýt giúp tăng sức đề kháng và làm bền vững thành mạch máu, giúp vết thương mau lành
- Không cần thiết phải uống sữa (bò) vì một số bé nhạy cảm với đạm sữa bò và loại đạm này có thể qua sữa mẹ
- Hạn chế các thức uống chứa cồn hay caffeine (Nếu dùng 1 lượng vừa phải vẫn chấp nhận được).
Máy hút sữa điện đôi Unimom Allegro
Câu 6: Em chuẩn bị sinh em bé nhưng chưa biết thế nào là nuôi con bằng sữa mẹ khoa học. Bác sĩ cho em hỏi:
- Có phải chỉ nên cho bé bú khi bé đói hay cho bé bú theo cữ 3 tiếng một lần?
- Dấu hiệu cho biết bé bị đói hay bé đã bú đủ?
- Tư thế khi cho bé bú: nên ngồi hay nằm? Bên cạnh đó, việc mẹ nằm cho bé ti có phải là nguyên nhân cho chứng viêm tai giữa ở bé không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ trả lời:
- Sữa được tạo ra theo nhu cầu của bé, do đó, để cơ thể mẹ hiểu được nhu cầu của bé là bao nhiêu, mẹ cần cho bé bú hoàn toàn tích cực hoặc phải hút sữa đủ nếu bé không bú (trong 24 giờ, hút 8 – 12 lần nếu là kích sữa, 6 lần nếu để duy trì sữa hiện tại). Mẹ nên cho bé ti theo nhu cầu, không cần canh giờ. Ti mẹ ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho bé, còn giúp bé xoa dịu những lúc bé khó chịu, lo lắng, sợ hãi và giúp kết nối yêu thương giữ mẹ và con.
- Dấu hiệu bé đói: Liếm môi; há và ngậm miệng, như đớp mồi; mút môi, lưỡi, bàn tay, ngón tay, ngón chân, đồ chơi, hoặc quần áo; vùi đầu vào ngực của người đang ẵm bé; bé cố gắng vào tư thế bú (nằm ngã ngữa ra, hay kéo áo mẹ lên, bé đánh vào tay hay ngực mẹ liên tục); hay quấy khóc (khi bị trễ cữ bú).
- Khi cho bé ti mẹ trực tiếp, sẽ rất khó để mẹ có thể xác định bé đã bú đủ hay chưa, vì vậy mẹ hãy quan sát các dấu hiệu bú đủ của bé như sau:
• Cân nặng, chiều dài phát triển trong chuẩn: Theo kết quả cân, đo vào mỗi cuối tháng.
• Số tã ướt: Ngày 1 bé có ≥ 1 cái tã ướt, ngày 2 bé có ≥ 2 cái tã ướt, ngày 3 bé có ≥ 3 cái tã ướt, ngày 4 trở đi bé có ≥ 5-6 cái tã ướt. (Nước tiểu của bé có màu vàng nhạt, nhẹ mùi).
• Số tã dơ: Ngày 1 bé có ≥ 1 cái tã dơ, phân su đen dính, không mùi; ngày 2, 3 bé có ≥ 1 cái tã dơ, phân su/phân chuyển tiếp (phân chuyển dần màu xanh đen, xanh rêu); ngày 4 trở đi bé có 3 – 4 cái tã dơ; ngày 5 trở đi phân phân có màu vàng (không phân su) và lỏng (mềm, chảy nước, có hoa cà hoa cải).
• Bé linh hoạt, đạt được các mốc phát triển.
- Về tư thế bú, hiện vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh được tư thế bú nằm gây viêm tai giữa cho bé. Thực tế là khi mẹ ngồi hay nằm cho bú thì tư thế bé vẫn là nằm. Vì vậy, mẹ có thể linh hoạt, khi mệt vẫn có thể nằm cho bé bú để được thoải mái hơn.
Câu 7: Em sinh bé được 5 tháng, khi đi làm trở lại, em có thể hút sữa trữ sẵn ở nhà để bà nội cho bé bú thì có được không ạ, em sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của bé. Bác sĩ tư vấn giúp em cách bảo quản sữa và cho bé bú sữa trữ hợp lý, đảm bảo với ạ. Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ trả lời:
Chắc mẹ cũng từng nghe về Ngân hàng sữa mẹ trên thế giới. Tổ chức y tế thế giới cũng khuyên dùng sữa từ Ngân hàng sữa mẹ khi bé không có sữa của mẹ ruột mình. Điều đó có nghĩa là, nếu sữa mẹ được hút ra và trữ đông đúng cách thì sẽ vẫn đảm bảo được chất dinh dưỡng cho bé phát triển. Nghiên cứu cho thấy chất lượng sữa hầu như không thay đổi. Mùi sữa có thể thay đổi đôi chút.
Khi đi làm trở lại, mẹ có thể hút sữa tại cơ quan, trữ lạnh sữa này trong ngăn mát và cho bé dùng.
Máy hút sữa điện đôi Unimom Minuet
Câu 8: Em sinh bé thứ 2 được 5 tháng, sữa đang bắt đầu cạn dần, em có thể dùng sữa ngoài cho bé hoàn toàn không ạ? Hoặc có cách nào để tạo lại sữa mẹ hiệu quả cho bé không thưa bác sĩ?
Bác sĩ trả lời:
Nếu có điều kiện, mẹ nên kích sữa mẹ trở lại cho bé. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó cho ăn dặm và tiếp tục sữa mẹ cho đến sau 2 tuổi.
Nếu bé còn chịu bú mẹ, mẹ nên cho bé bú càng nhiều càng tốt, vì bé giúp mẹ kích sữa là nhanh nhất. Mỗi cữ, mẹ nên cho bé bú từ bầu ngực bên phải rồi đến bầu ngực bên trái, thay đổi liên tục đến khi bé đã bú no (4 – 5 lần mỗi bên), nếu không đủ sữa, mẹ có thể bổ sung thêm sữa ngoài. Cuối cùng, mẹ nên hút sữa thêm 10 phút mỗi bên.
Nếu bé hoàn toàn không bú mẹ thì mẹ cần hút sữa 8-12 lần 1 ngày, tức 2 – 3 tiếng hút 1 cữ. Kích sữa bằng máy sẽ có kết quả sau 3 - 4 tuần. Tùy lượng sữa mẹ thiếu nhiều hay ít mà sẽ đủ sữa cho bé trong 1 - 2 tháng.
Máy hút sữa bằng tay Unimom Mezzo
Câu 9: Thưa bác sĩ, nếu mình hút sữa một bên và cho bé bú một bên thì có ảnh hưởng gì không ạ? Do em muốn làm quen với việc hút sữa và hút sữa để trữ cho bé khi đi làm trở lại. Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ trả lời:
Mẹ cho bé bú một bên và hút sữa bên còn lại không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, với mục đích để tập hút cho quen, sau này đi làm có thể hút sữa hiệu quả, mẹ nên hút sau khi bé đã bú. Vì, khi bé bú trực tiếp, môi và lưỡi kích thích đầu ti và quầng vú nên giúp não tiết ra oxytocin. Chính hoóc môn này tác động vào các nang sữa, giúp các nang sữa đồng loạt co bóp đưa một lượng sữa ra ngoài. Đây gọi là phản xạ xuống sữa. Phản xạ này kéo dài vài chục giây. Mẹ sẽ có cảm giác châm chích, rần rần, nhột nhột trên 2 bầu ngực hoặc bé bú bên này sữa chảy bên kia. 30% các mẹ không cảm nhận được cảm giác này nhưng hiện tượng này bắt buộc phải xảy ra thì bé mới nhận sữa hiệu quả. Chính vì vậy, khi hút sữa mình phải kích thích được phản xạ này.
Máy hút sữa bằng điện đôi Philips Avent giúp mẹ hút sữa thoải mái
Khi bé đang bú, nếu mẹ cho máy vào hút song song thì lượng sữa mình hút được là nhờ vào bé. Chính bé đang ngậm ti và kích thích phản xạ xuống sữa giúp mẹ. Dẫn đến khi mẹ đi làm, bé không có bên cạnh để giúp mẹ kích thích phản xạ xuống sữa. Vậy, để tập hút sữa chuẩn bị đi làm, mẹ nên hút sữa lúc bé không bú trực tiếp để mẹ có thể tìm hiểu xem cơ thể mình phải hút làm sao để tạo sữa hiệu quả nhất. Thông thường mất khoảng 2 tuần để mẹ thực sự quen với máy hút sữa. Trước khi đi làm khoảng 1 tháng, mẹ có thể tập hút sữa để chuẩn bị cho quá trình đi làm.
Câu 10: Bé nhà em được 4 tháng, từ lúc sinh ra đến bây giờ bé không chịu ti mẹ, mỗi lần ti bé đều bị nôn ói nên em thường phải nặn sữa ra bình để bé ti, bác sỹ cho em hỏi làm cách nào để bé có thể ti mẹ mà không bị nôn ói được không ạ?
Bác sĩ trả lời:
Việc dùng bình thường xuyên sẽ khiến bé thích bình hơn và không thích ti mẹ. Chính vì vậy, khi đưa ti mẹ vào miệng, bé sẽ phản đối bằng cách đẩy ra và khóc la, có bé phản đối bằng cách nôn ói để mẹ không đưa ti cho mình nữa.
Nếu mẹ muốn tập bé ti mẹ trở lại, phải cần sự kiên trì ít nhất trong 1 tháng, nhất là các bé sau 2 tháng, đã biết nhận thức nhiều. Bước đầu mẹ nên tập cho bé làm quen với ngực mẹ trước khi bắt bé ngậm ti. Mẹ có thể địu bé bằng ngực trần để tăng cường việc tiếp xúc da kề da với bé, làm việc trong nhà để bé quen hơi ngực mẹ. Sẽ mất 1 - 2 tuần để bé quen với ngực mẹ, mất dần “thói quen” ọe, hay cảm giác sợ ti mẹ, dần dần bé sẽ sờ rồi mút và bú lại.
Máy hút sữa Medela Swing Maxi
Trên đây là những câu hỏi mà Moby tổng hợp, hy vọng sẽ giúp ích cho mẹ.
Xem thêm:
Giá máy hút sữa HCM
Máy hút sữa đôi Medela Swing Maxi
Máy hút sữa Mẹ điện tử Unimom
Máy hút sữa Philips Avent đôi
Máy hút sữa Unimom có tốt không ?