Máy hút sữa từ lâu chắc chắn đã là vật dụng không thể thiếu đối với mẹ bỉm sữa. Dụng cụ tiện dụng này không chỉ giúp mẹ hút đầy sữa vào bình mà còn có thể giúp duy trì nguồn sữa, giảm căng sữa và tạo một nguồn dự trữ sữa để luôn có sẵn cho bé bú. Để hiểu hơn về máy vắt sữa mẹ cũng như những lợi ích của nó, mẹ hãy cùng Moby Kid tìm hiểu máy hút sữa là gì trong bài viết dưới đây nhé.
Máy hút sữa giúp quá trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên thuận tiện hơn
1. Máy hút sữa là gì?
Máy hút sữa điện đôi Medela Swing Maxi Flex
Máy hút sữa hay còn gọi là máy vắt sữa là một thiết bị cơ học mà các mẹ bỉm sữa đang cho con bú sử dụng để lấy sữa từ bầu ngực của mình nhằm hỗ trợ quá trình nuôi con của mẹ trở lên đơn giản và dễ dàng. Theo các chuyên gia thì máy hút sữa là dụng cụ hỗ trợ được khuyên dùng cho mẹ đang cho con bú để hút sữa ra vì hỗ trợ mẹ rất nhiều khi nuôi con. Đặc biệt là các mẹ quá nhiều sữa, tắc tia sữa, ít sữa, thụt núm ti hay quá bận rộn với công việc... thì máy hút sữa sẽ mang đến rất nhiều lợi ích và công dụng khác nhau. Máy hút sữa có thể giúp duy trì nguồn sữa, giảm căng tức sữa và mang đến cho mẹ một kho sữa dự phòng trong tủ lạnh.
Vì vậy, hiện nay với các mẹ bỉm sữa thì máy hút sữa là sản phẩm dường như không thể thiếu để hút sữa ra dự trữ và bảo quản hiệu quả cho bé sử dụng trong những năm đầu. Có 2 dòng máy hút sữa chủ yếu hiện nay là máy hút sữa thủ công (hay còn gọi là máy hút sữa bằng tay) và máy hút sữa tự động chạy bằng điện (hay còn gọi là máy hút sữa bằng điện). Dòng máy hút sữa bằng điện có 2 dòng là điện đơn và điện đôi.
2. Lịch sử hình thành và phát triển máy hút sữa
Lịch sử Y học, Máy hút sữa được trưng bày tại Bảo tàng Notre-Dame a La Rose Hospit ở Lessines, Bỉ.
Trong khi việc sử dụng các thiết bị cơ học để hút sữa mẹ đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, những chiếc máy hút sữa đầu tiên đã được cấp bằng sáng chế vào giữa thế kỷ 19, thường là thiết bị y tế dùng để điều trị núm vú bị thụt vào trong và giúp trẻ sơ sinh còn quá nhỏ hoặc quá yếu không thể bú được. Nhưng với hình thức là những sản phẩm tiêu dùng phổ biến rộng rãi, chúng chỉ tồn tại được khoảng hơn 20 năm.
Nhìn vào những hình ảnh cũ về máy hút sữa, chúng có vẻ khá lỗi thời nhưng về nhiều mặt vẫn có những điểm rất quen thuộc. Qua việc tham khảo nhiều tài liệu, Moby Kid đã tổng hợp những cột mốc điển hình trong lịch sử hình thành và phát triển của máy hút sữa để đem đến cho mẹ một cái nhìn tổng quát nhất về dụng cụ vắt sữa này.
Ảnh dụng cụ hút sữa cuối thế kỷ 18, nguồn từ Claire Richardson/Science Museum/Getty Images
Máy hút sữa vào cuối thế kỷ 18 được mô tả "Có hình dạng bát thu thủy tinh với ống tiêm bằng đồng. Máy hút sữa được sử dụng để giúp mẹ vắt sữa khi cho con bú."
Tranh khắc gỗ năm 1830 mô tả “Dụng cụ hút chiết xuất sữa mẹ”
Dụng cụ hút sữa được chế tạo bởi Orwell H. Needham, được cấp bằng sáng chế ngày 20/06/1854.
Nguồn ảnh từ: United States Patent and Trademark Office
Trích văn bản mô tả: “Phễu hút có những ưu điểm sau: Thứ nhất, mềm mại và có độ co giãn, giúp giảm khả năng bị đau và kích ứng so với phễu hút bằng thủy tinh, nhất là khi sử dụng dụng cụ trong trường hợp núm ti đang bị viêm.
Thứ hai, phễu hút bằng cao su sẽ không gây chèn ép các mạch máu dẫn sữa khi hút sữa, điều mà có khả năng gặp phải nếu sử dụng phễu hút bằng thủy tinh.
Cuối cùng, có thể kiểm soát lượng không khí cần thiết để hút qua lỗ thông hơi trong ống, cảm giác mang lại khi hút tương tự như cảm giác trẻ mút thật, cảm giác của phễu hút áp vào ngực giống với áp lực của lưỡi và các bộ phận khác trong miệng trẻ.”
Mô tả dụng cụ hút sữa năm 1874, nguồn ảnh United States Patent and Trademark Office
Máy hút sữa được chế tạo bởi Robert C. Gray và Charles E. Gassin, được cấp bằng sáng chế ngày 11/08/1874. Trích văn bản mô tả: “Phát minh của chúng tôi và sự cải tiến của dụng cụ hút sữa, được kết hợp với một ống dẫn linh hoạt và một buồng khí có thể tháo rời được, một nắp hoặc màng ngăn cũng có thể tháo rời được, giúp truyền lực hút vào một đệm cao su mềm hình ống cho núm ti.”
Mô tả dụng cụ hút sữa năm 1889, nguồn ảnh từ United States Patent and Trademark Office
Dụng cụ hút sữa được chế tạo bởi Joseph Lane Hancock, được cấp bằng sáng chế ngày 16/12/1889. Trích văn bản mô tả: “Thiết kế bao gồm một thân hình trụ, một đầu là phễu hút hình nón, đầu còn lại thu lại dạng núm”.
Hình ảnh dụng cụ hút sữa từ "Một cuốn sách của Mỹ về sản khoa. Dành cho các học viên và sinh viên" năm 1897.
Mô tả máy vắt sữa năm 1898, nguồn ảnh từ United States Patent and Trademark Office
Dụng cụ hút sữa được chế tạo bởi Joseph H. Hoover, được cấp bằng sáng chế ngày 03/05/1898. Trích văn bản mô tả: “Mục đích phát minh của tôi là để cải thiện tất cả các nhược điểm của loại dụng cụ hút sữa cũ, dụng cụ này giúp giảm cơn đau khi ngực và đầu ti đang căng nhờ tạo được lực hút không quá đột ngột và ổn định, đồng thời đẩy dòng sữa di chuyển liên tục mô phỏng giống với chuyển động xảy ra khi trẻ bú.”
Máy hút sữa năm 1903 từ nghiên cứu "Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh liên quan đến sức khỏe và bệnh tật," của Louis Fischer
Mô tả máy hút sữa năm 1903, nguồn từ United States Patent and Trademark Office
Dụng cụ hút sữa được chế tạo bởi Hubert H. Halstead, được cấp bằng sáng chế ngày 06/03/1903. Trích văn bản mô tả: “Mục đích của phát minh của tôi là mang đến một dụng cụ hút sữa đơn giản, bền bỉ, kinh tế và thuận tiện sử dụng. Dụng cụ sẽ áp chặt vào bầu ngực trong quá trình hút sữa, nhưng vẫn có thể gỡ ra gần như ngay lập tức khi muốn. Hơn thế nữa, cấu tạo của bộ phận hút khí sẽ không có xu hướng làm cho ngực mẹ bị đau”.
Năm 1905 - Công nghệ piston và thiết kế tiện dụng là tiền để của máy hút sữa bằng tay ngày nay. Hubert H. Halstead đã cải tiến phát minh của Hoover bằng cách kết hợp một pít-tông vào máy hút sữa. Ông cũng tập trung vào sự tiện lợi bằng cách thiết kế các vị trí giữ ngón tay, giúp việc sử dụng bằng hai tay dễ dàng hơn nhiều. Trong khi công nghệ máy hút sữa cơ học trước đây cồng kềnh và được sử dụng trong các cơ sở y tế, đây là công nghệ đầu tiên giúp máy hút sữa được sử dụng như máy hút sữa cá nhân để mẹ có thể dễ tự hút sữa.
Hình ảnh mô tả máy vắt sữa mẹ năm 1906, nguồn từ United States Patent and Trademark Office
Ngày 13/03/1906, bằng sáng chế về máy hút sữa được trao cho Joel S Gilbert. Trích đoạn mô tả: "Cải tiến của tôi gồm có một tấm chắn được điều chỉnh để tương thích với núm vú, một ống dây dẫn khí được gắn vào cổ cốc, một cái nĩa hình ống… mỗi đầu nhánh của ống nối với một bầu hút có thể thu gọn hoặc các bóng khí được làm bằng vật liệu đàn hồi, một lực hút sẽ được tác động qua ống dẫn của thiết bị bằng cách bóp các bầu hút. "
Máy hút sữa năm 1926, nguồn từ United States Patent and Trademark Office
Dụng cụ hút sữa được chế tạo bởi Woodard Colby, được cấp bằng sáng chế ngày 03/11/1926. Trích văn bản mô tả: “Tôi mang đến loại dụng cụ chỉ cần một lượng không khí nhỏ để thực hiện hút sữa, và các xung được tạo ra trực tiếp trong ống miệng chuông mà không ảnh hưởng đến môi trường chân không trong chai đựng sữa hoặc ống khí.”
Máy hút sữa năm 1929, United States Patent and Trademark Office
Dụng cụ hút sữa được chế tạo bởi Erik Lindqvist, được cấp bằng sáng chế ngày 18/09/1929. Trích văn bản mô tả: “Phát minh này là một thiết bị hỗ trợ cho trẻ sơ sinh bú sữa, được sử dụng lần đầu tiên sau khi sinh con nếu lực mút của trẻ quá yếu hoặc núm ti đang phải được bảo vệ chống viêm nhiễm".
Mô tả máy hút sữa năm 1939, United States Patent and Trademark Office
Máy hút sữa được chế tạo bởi Dietrich Von Grolman, được cấp bằng sáng chế ngày 26/07/1939. Trích văn bản mô tả: “Cho phép việc hút sữa được thực hiện đúng theo độ nhạy cảm của bệnh nhân, còn có thể được sử dụng để mát-xa và thông tắc tia sữa”.
Bình hút sữa năm 1945, nguồn ảnh từ United States Patent and Trademark Office
Dụng cụ hút sữa được chế tạo bởi Paul W. Saunders, được cấp bằng sáng chế ngày 11/07/1945. Trích đoạn văn bản: "Bộ máy được thiết kế đặc biệt để tự sử dụng trong các khoa sản."
Năm 1956, Einar Egnell xuất bản công trình đột phá của mình mang tên "Quan điểm về những gì xảy ra về mặt cơ học ở ngực của phụ nữ trong các phương pháp lấy sữa khác nhau". Bài báo này cung cấp cái nhìn sâu sắc về các khía cạnh kỹ thuật của việc hút sữa từ vú. Nhiều máy hút sữa Egnell SMB được thiết kế thông qua nghiên cứu này vẫn đang hoạt động trong hơn 50 năm sau khi xuất bản.
Năm 1980 - sự ra đời của máy hút sữa cấp bệnh viện di động đầu tiên. Máy hút sữa Medela được xây dựng dựa trên công nghệ của Egnell bằng cách nỗ lực làm cho máy vắt sữa có tính di động hơn. Máy hút sữa Medela được đặt trên xe đẩy có bánh xe giúp việc di chuyển trong bệnh viện trở nên an toàn và dễ dàng hơn nhiều.
Năm 1993 - Máy hút sữa lần đầu tiên có bộ vi xử lý. Ameda là người đầu tiên đưa bộ vi xử lý vào máy hút sữa cấp bệnh viện Elite của họ vào năm 1993.
Năm 1994 - Máy hút sữa có bộ bảo vệ ngăn dòng chảy ngược. Ameda cũng là người đầu tiên đưa thiết bị ngăn dòng chảy ngược vào bộ dụng cụ vắt sữa. Đây chính là một cải tiến lớn nhằm bảo vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm và ngăn nấm mốc xâm nhập vào động cơ máy hút sữa.
Năm 1998 - Máy hút sữa sử dụng bên ngoài bệnh viện. Cho đến những năm 1990, máy hút sữa đã được các chuyên gia y tế xem xét sử dụng trong bệnh viện. Đôi khi, phụ nữ sẽ thuê hoặc mua một máy hút sữa của bệnh viện để sử dụng trong gia đình. Máy hút sữa vào thời điểm này rất cồng kềnh và đắt tiền. Ameda Purely Yours là máy bơm cấp cá nhân đầu tiên có mặt trên thị trường. Sau đó đầu những năm 2000, Medela ra mắt máy hút sữa Medela Pump In Style.
Năm 1999 - Máy hút sữa cấp bệnh viện sử dụng tại nhà. Máy hút sữa cấp bệnh viện cho đến thời điểm này vẫn rất đắt đỏ, nhưng một số mẹ phải nhờ đến dụng cụ hút sữa này để duy trì nguồn cung cấp sữa. Nếu mẹ cần một máy hút sữa cấp bệnh viện để sử dụng lâu dài, mẹ phải chi hàng nghìn đô la để mua hoặc thuê một máy vắt sữa - cả hai đều là những lựa chọn tốn kém.
Công ty Hàn Quốc Spectra đã sản xuất máy hút sữa cấp bệnh viện với giá cả phải chăng hơn nhiều. Chúng nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới vì phụ nữ có thể mua máy hút sữa cấp bệnh viện để sử dụng tại nhà mà không ảnh hưởng đến chất lượng và công suất hút sữa.
Qua thời gian dài, máy hút sữa ngày nay đã được cải tiến hơn rất nhiều để tiện lợi hơn, thân thiện hơn với người sử dụng. Hơn thế nữa, nhiều máy vắt sữa còn mô phỏng quá trình bú thật sự của bé kết hợp với massage, phân chia nhiều cấp độ hút để phù hợp với cơ thể của mẹ. Máy vắt sữa hiện nay đa dạng, giá cả có nhiều phân khúc tùy vào khả năng kinh tế của mỗi gia đình.
Đến nay 2021, máy hút sữa đã có rất nhiều thiết kế và mẫu mã khác nhau đến từ nhiều thương hiệu uy tín như Medela, Philips Avent, Spectra, Unimom, Hegen,....
3. Phạm vi lực hút và độ an toàn của máy hút sữa
Biểu đồ biểu thị áp suất hút sữa có giá trị nhất
Vào năm 1956, Egnell đã thiết lập mức an toàn tối đa 220 mmHg cho một chu kỳ hút tự động; Tuy nhiên, đã có báo cáo về việc ngực và núm vú nhạy cảm ở áp suất thấp hơn nhiều. Cho đến năm 2008, trong một nghiên cứu của mình, Hartman và cộng sự đã chỉ ra rằng lực hút thoải mái tối đa giúp tăng cường dòng chảy của sữa và sản lượng sữa mẹ hút được. Thành phần kem của sữa vào cuối giai đoạn vắt sữa là một chỉ số cho biết mức độ hiệu quả khi bầu ngực đã được vắt kiệt.
Ở lực hút thoải mái tối đa (190,7 +/- 8,8 mmHg) có 4,3 +/- 0,4 lần phun sữa xảy ra trong 15 phút vắt và mang lại 118,5 +/- 11,4 ml sữa (chiếm khoảng 65,5 +/- 4,1% lượng sữa hiện có). Lực hút sữa nhẹ hơn tạo ra lượng sữa ít hơn (p < 0,05) và lượng sữa có sẵn ít hơn (p < 0,01). Tốc độ dòng sữa trong lần phun sữa đầu tiên lớn hơn lần hút sữa thứ ba hoặc lần sau (p <0,001). Hàm lượng kem, chất dinh dưỡng trong sữa cao nhất sau khi vắt trong 15 phút ở lực hút thoải mái tối đa của mẹ.
Hiện nay, các máy hút sữa đã cải tiến hơn với lực hút thường giao động từ khoảng 0 - 350mmHg (+/-10%). Mẹ hãy chọn lực hút mang lại sự thoải mái cho mẹ khi hút sữa để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
4. Những lý do mẹ nên sử dụng máy vắt sữa thay vì hút bằng tay
Đối với những mẹ bận rộn, máy vắt sữa hỗ trợ mẹ dễ dàng tranh thủ hút sữa trong lúc làm việc
Có rất nhiều lợi ích tuyệt vời của máy hút sữa mang đến mà khiến mẹ phải sử dụng. Máy hút sữa hỗ trợ mẹ đảm bảo nguồn sữa cung cấp cho bé tức thời đến dự trữ một nguồn sữa mẹ cho bé sử dụng lâu dài. Đặc biệt, máy còn giúp mẹ kích thích nguồn sữa và giảm căng tức sữa.
"Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ", nếu mẹ hút sữa và trữ sữa thì mẹ có thể cung cấp những lợi ích tuyệt vời sữa mẹ đến cho bé yêu sau khi ngưng cho bé bú trực tiếp. Với các bà mẹ muốn nuôi con bằng sữa mẹ nhưng lại không thể trực tiếp cho bé bú được vì nhiều lí do (như núm ti thụt, ít sữa,... ) thì việc hút sữa sẽ giúp mẹ cung cấp chất lỏng màu vàng dinh dưỡng của mình cho bé.
Cho dù mẹ chưa biết mình sử dụng máy hút sữa vì lí do gì, thì những lợi ích từ việc hút sữa sau đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về máy hút sữa:
+ Bé sẽ có thể bú sữa mẹ bất kì lúc nào đói khi mẹ quay trở lại với công viêc sau thời gian nghỉ thai sản (hoặc đi chơi đêm, đi nghỉ, đi công tác,...).
+ Mẹ sẽ có nhiều thời gian cho bản thân hơn vì mẹ không cần phải là người duy nhất có thể cho bé bú sữa - thay vào đó sẽ có bố hoặc người chăm sóc bé cũng có giúp bạn cho bé bú.
+ Việc hút sữa giúp mẹ có một nguồn sữa dự trữ bổ sung cho bé trước khi bé cần thêm sữa.
+ Ngoài ra, việc hút sữa dự trữ có thể giúp mẹ có thể giúp ích cho nhiều đứa trẻ nhỏ khác. Nếu mẹ dư sữa nhiều quá, mẹ có thể tặng cho những bà mẹ không có sữa nhưng vẫn mong muốn mang lại cho con mình những lợi ích từ sữa mẹ.
Sử dụng máy kích sữa giúp mẹ luôn có sẵn nguồn sữa dự trữ cho bé bú khi bé quấy khóc đòi bú
Máy hút sữa cũng có thể được sử dụng để kích thích tiết sữa cho những mẹ ít sữa hoặc những người mới sinh con xong:
+ Hạn chế tình trạng tắc tia sữa: Sau sinh, mẹ thường dễ bị tắc tia sữa, đặc biệt những mẹ sinh con đầu lòng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là sữa dư thừa do bé không bú hết. Các mẹ có thể dùng máy hút sữa để hút sữa thừa, tránh tình trạng sữa ứ đọng, vón cục làm tắc tia sữa. Bên cạnh đó, máy hút sữa mẹ giúp bảo vệ bầu ngực để ngực luôn săn chắc, chống chảy xệ.
Máy hút sữa giúp mẹ tận dụng được nguồn sữa non khi mới sinh con
+ Giúp mẹ tận dụng nguồn sữa non: Sữa non rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và thường chỉ trong khoảng 48 giờ sau sinh. Trong trường hợp không thể gọi sữa về hoặc bé chưa chịu ti, mẹ có thể dùng máy hút sữa lấy nguồn sữa non này, cho bé sử dụng về sau. Theo tuyên bố của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị cho trẻ sinh non bú sữa mẹ, tìm ra "tác dụng có lợi đáng kể trong ngắn hạn và dài hạn", bao gồm giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử. Khi trẻ không thể bú, mẹ có thể hút sữa nếu muốn trẻ được bú (qua ống thông dạ dày) bằng sữa của chính mẹ.
Ngoài những lý do trên, vắt sữa để tặng là một cách sử dụng khác của máy hút sữa. Sữa mẹ được ủng hộ có thể có sẵn từ các ngân hàng sữa dành cho những trẻ không thể nhận sữa từ mẹ.
Sự khác biệt giữa bơm hoàn toàn giữ việc sử dụng máy hút sữa và việc cho bé ti trực tiếp là gì?
Đối với các mẹ phải quay lại với công việc, hay các mẹ thích có thời gian chăm sóc bản thân trong quá trình nuôi con (đi chơi, đi học, đi du lịch, nghỉ ngơi,.... ) thì những lúc này mẹ gần như không thể gần con lâu được và việc cho bé ti sữa mẹ cũng không được nhiều. Lúc này, có một chiếc máy hút sữa thì mẹ không chỉ có bé bú được buổi sáng, buổi tối hay cuối tuần mà bất cứ lúc nào bé nhà mẹ cũng có sữa uống nếu mẹ hút sữa trữ sẵn.
Ngoài những trường hợp nêu trên thì cũng có thêm trường hợp bé nhà mẹ không chịu ngậm ti thì việc sử dụng máy hút sữa lúc này là rất cần thiếu để hút sữa ra dự trữ cho bé bú. Ngoài ra, khi bé lớn nhiều bé thường hay ngậm đầu ti làm mẹ bị đau thì việc sử dụng máy hút sữa sẽ tránh được điều này. Việc sử dụng máy hút sữa còn tập cho bé ti sữa với bình và thói quen tự lập từ bé. Vì vậy, việc sử dụng máy hút sữa không chỉ mang đến nguồn sữa cho bé mà còn góp phần bảo vệ bầu ngực của mẹ.
Đối với các mẹ gặp tình trạng như đã kể trên như tắc sữa, ít sữa, thụt núm ti,... thì máy hút sữa sẽ là người bạn gắn bó giúp mẹ vượt qua để mang đến một nguồn thức ăn dồi dào dinh dưỡng cho bé và những lợi ích tuyệt vời.
Khi đã chọn mua máy hút sữa thì mẹ nên cân nhắc kỹ đầu tư vào một chiếc máy hút sữa điện đôi giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn và là cách tốt nhất để hút sữa từ bầu ngực mẹ hiệu quả. Mẹ hãy cố gắng chia lịch hút sữa giúp như lịch cho bé bú sữa càng nhiều càng tốt, tốt nhất là nên bắt đầu từ khi mới hút. Điều đó có thể lên đến 8 đến 12 lần trong 24 giờ một ngày hoặc hai đến ba giờ một lần trong 15-20 phút. Khi nguồn sữa của bạn trở nên nhiều hơn, bạn có thể thấy rằng bạn có thể ngừng hút sữa lâu hơn, ít nhất là vào ban đêm.
5. Tính chất cơ học của máy vắt sữa mẹ
Đường kính trong của phễu hút sữa có nhiều kích thước phù hợp với đầu ti của mẹ
Về mặt cơ học, máy hút sữa kích hoạt phản ứng tiết sữa ở bầu ngực của mẹ. Máy vắt sữa đạt được sự kích thích tiết sữa này bằng cách sử dụng lực hút để kéo núm vú vào đường ống của phễu hút, sau đó nhả ra, được tính là một chu kỳ. Nếu một máy hút sữa bằng điện càng chất lượng, thì máy có thể thực hiện ba mươi đến sáu mươi chu kỳ mỗi phút. Chu kỳ hút - nhả này cũng có thể được thực hiện với máy vắt sữa mẹ bằng tay.
Hầu hết các nhà sản xuất máy hút sữa tạo ra nhiều kích thước khác nhau của đường kính trong của phễu hút - nơi tiếp xúc với đầu ti của mẹ khi hút sữa, từ 24mm đến 36mm.
6. Máy hút sữa gồm những loại nào
a. Máy hút sữa bằng tay
Máy hút sữa bằng tay nhỏ gọn, mẹ dễ mỏi tay vì phải hoạt động bóp liên tục bằng tay
Máy hút sữa bằng tay được sử dụng bằng cách bóp hoặc kéo tay cầm lặp đi lặp lại, cho phép người dùng kiểm soát trực tiếp áp lực và tần suất vắt sữa. Tuy máy vắt sữa mẹ bằng tay nhỏ gọn và giá thành thấp nhưng sẽ khiến mẹ phải bóp tay liên tục dẫn đến việc bị đau mỏi tay. Máy hút sữa bằng tay có thể không cung cấp đủ kích thích để làm sạch tia sữa trong bầu ngực của mẹ, có thể làm hỏng mô vú và chứa vi khuẩn trong bầu hút cao su, rất khó làm sạch.
b. Máy vắt sữa bằng điện
Máy hút sữa điện đôi Spectra Dual S
Có hai loại máy hút sữa điện, loại dùng trong bệnh viện và loại dùng cho cá nhân. Máy hút sữa cấp bệnh viện lớn hơn và dành cho nhiều người dùng. Máy hút sữa sử dụng cá nhân thường dành cho một người dùng. Máy hút sữa điện được cung cấp năng lượng bởi một động cơ cung cấp lực hút qua ống nhựa đến lòng ống của phễu hút vừa với núm vú. Các bộ phận của máy hút sữa tiếp xúc trực tiếp với sữa đã vắt phải được tiệt trùng để tránh nhiễm bẩn.
Máy hút sữa bằng điện đôi có lực hút mạnh hơn, làm cho việc hút sữa diễn ra nhanh hơn và cho phép mẹ hút đồng thời cả hai bên ngực cùng một lúc để tiết kiệm thời gian. Máy hút sữa bằng điện thường lớn hơn máy hút sữa bằng tay nhưng vẫn có các mẫu máy hút sữa bằng điện gọn nhẹ để mẹ dễ dàng để trong ba lô, túi đeo vai mang theo ra ngoài. Một số máy hút sữa có thể lắp pin hoặc có trữ pin để mẹ thuận tiện sử dụng ở bất kỳ đâu.
Vắt sữa – lưu trữ – cho bé bú sử dụng trong một bình sữa duy nhất
Máy hút sữa điện đôi Hegen đi kèm với bình sữa Hegen, bình sữa chứa sữa mẹ được vắt ra cũng có thể dùng để làm bình trữ sữa và bình cho bé bú
Một số máy hút sữa được thiết kế để trở thành một phần của "hệ thống cho bé bú" khi bình chứa sữa của máy hút sữa cũng chính là bình trữ sữa đồng thời là bình sữa được sử dụng để cho trẻ bú. Điều này cho phép sữa được lấy trong cùng một bình sữa sẽ cho em bé bú, loại bỏ nhu cầu chuyển sữa mẹ. Túi trữ đông sữa mẹ có thể có sẵn kết nối trực tiếp với một số máy hút sữa và sau đó có thể được sử dụng với hệ thống cho bé bú bình dùng một lần.
7. Máy hút sữa hệ thống mở và hệ thống kín
Màng ngăn sữa máy hút sữa Unimom
Khi bắt đầu mua máy hút sữa, mẹ cũng sẽ bắt đầu chú ý đến hai thuật ngữ này. Thiết kế máy hút sữa mẹ được gọi là hệ thống mở hoặc đóng dựa trên việc có màng ngăn giữa máy hút sữa và sữa mẹ được hút ra hay không.
Máy hút sữa hệ thống kín hoặc máy hút sữa cấp bệnh viện: Còn được gọi là "bảo vệ chống tràn", máy vắt sữa hệ thống kín là loại máy vắt được ngăn cách với sữa bằng một tấm chắn. Đây là loại máy hút sữa đảm bảo vệ sinh nhất vì màng ngăn ngăn chặn sữa tràn và rò rỉ vào phần động cơ máy hút sữa. Giúp đảm bảo sữa hút ra được đi qua một đường ống hợp vệ sinh. Chúng cũng có thường đắt hơn so với máy hút sữa hệ thống mở.
Không phải máy hút sữa hệ thống kín đều giống nhau. Nếu có thiết kế kém, máy hút sữa hệ thống kín có thể làm giảm lượng sữa có thể hút được hoặc thậm chí làm tăng nguy cơ nhiễm bẩn.
Máy hút sữa hệ thống kín không phải lúc nào cũng vệ sinh hơn. Vi khuẩn và nấm mốc phát triển thường liên quan đến việc giữ máy không sạch. Vì vậy, nếu một máy hút sữa hệ thống kín không được làm sạch, tiệt trùng đúng cách thì vẫn có thể chứa vi trùng. Không phải máy hút sữa có hệ thống kín nghĩa là hiệu suất vắt sữa tốt hơn vì một số nhà sản xuất máy hút sữa hệ thống kín không đạt tiêu chuẩn về hiệu quả và chất lượng.
Máy vắt sữa hệ thống mở không có màng ngăn sữa. Lực hút của động cơ máy hút sữa được truyền trực tiếp đến ngực thay vì gián tiếp như với hệ thống màng ngăn kín. Hệ thống mở có thể khiến sữa tràn vào ống dẫn khí và các giọt sữa bị hút vào động cơ máy hút sữa. Nếu sữa bị rò rỉ vào ống dẫn khí, các ống này phải được rửa sạch, tiệt trùng và làm khô bằng không khí trước khi sử dụng lại. Không làm sạch kỹ lưỡng ống dẫn khí có thể dẫn đến sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn trong ống.
Màng ngăn sữa thường nằm giữa ống hút sữa và động cơ hút sữa hoặc giữa đầu nối phễu hút sữa và ống. Loại thứ hai đang ngày càng phổ biến ở các máy hút sữa thế hệ mới nhất. Bởi vì loại này bảo vệ ống dây dẫn khí cũng như ngăn ngừa tràn sữa. Một nhược điểm của màng ngăn sữa là nó có thể hạn chế lượng không khí/ lực hút để hút sữa.
8. Cách hút sữa và dự trữ sữa
Túi trữ sữa Unimom Compact UM870169 (Hộp 30 túi)
Hầu hết các máy kích sữa đều đổ trực tiếp sữa đã hút vào một bình sữa có thể được sử dụng để trữ sữa và cho bé bú. Một số nhà sản xuất cung cấp các cổ nối để phù hợp với nhiều loại và kích cỡ bình sữa khác nhau, cho phép linh hoạt hơn trong việc kết hợp các sản phẩm của các thương hiệu khác nhau.
Sữa mẹ đã vắt ra có thể được lưu trữ và sau đó cho trẻ bú bình. Sữa mẹ có thể được đông lạnh trực tiếp trong bình hoặc được bảo quản trong các túi sữa mẹ dùng một lần, nhỏ gọn hơn khi đông lạnh, do đó tiết kiệm không gian trong tủ đông.
Sữa đã vắt có thể được giữ ở nhiệt độ phòng trong tối đa 6 giờ (ở 66 - 72 độ F, khoảng 20 độ C), trong ngăn mát cách nhiệt bằng túi đá khô giữ nhiệt trong tối đa một ngày, hoặc trữ đông trong 12 tháng trong ngăn đông lạnh riêng biệt với tủ lạnh duy trì ở nhiệt độ 0 độ F hoặc -18 độ C (tốt nhất mẹ nên sử dụng sữa này trong vòng 6 tháng).
Túi Giữ Lạnh Sữa Unimom UM870016 (Gồm 5 Bình PP Và 2 túi đá khô)
Nếu mẹ sử dụng sữa đông lạnh, sữa cũ nhất nên được rã đông và sử dụng trước. Có thể thực hiện rã đông bằng cách đặt sữa đông lạnh vào tủ lạnh vào đêm trước khi dự định sử dụng, hoặc bằng cách cho sữa vào bát nước ấm. Mẹ lưu ý không bao giờ được cho sữa mẹ vào lò vi sóng vì điều này có thể tạo ra các vùng nóng nguy hiểm, sữa không nóng đều và cũng có thể phá hủy các kháng thể của sữa.
Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, mẹ nên vứt bỏ sữa đã rã đông không được sử dụng trong vòng 24 giờ. Sữa mẹ thay đổi để đáp ứng nhu cầu của trẻ, do đó sữa mẹ được vắt ra khi trẻ mới sinh sẽ không hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của trẻ khi trẻ được vài tháng tuổi. Ngoài ra, hướng dẫn bảo quản sữa mẹ có thể khác nhau đối với trẻ sinh non, ốm yếu hoặc nhập viện.
9. Chọn mua máy hút sữa cần lưu ý những gì
Mẹ vừa có thể hút sữa vừa thư giãn
Khi muốn tìm máy hút sữa nào tốt nhất, các yếu tố quan trọng mà bố mẹ có thể muốn xem xét bao gồm:
- Trọng lượng: Nếu mẹ sẽ thường xuyên đến văn phòng hoặc đi du lịch, di chuyển nhiều thì việc trang bị một chiếc bình hút sữa nhẹ sẽ rất hữu ích.
- Âm thanh: Một số máy hút sữa chạy êm hơn những máy khác. Nếu mẹ sợ tiếng ồn từ động cơ máy vắt sữa ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé hay người khác thì có thể chọn các loại dụng cụ hút sữa chạy êm hoặc có chức năng tắt âm.
- Rảnh tay: Một số kiểu máy mới hơn cho phép mẹ hút sữa hoàn toàn rảnh tay và không có bất kỳ ống dây rõ ràng nào. Một số máy vắt sữa rảnh tay thậm chí có thể được đeo dưới áo sơ mi.
- Chi phí: Trong khi máy hút sữa thường được bảo hành, bạn có thể muốn chiếc máy thứ hai để giữ tại văn phòng hoặc nâng cấp lên máy bơm tốt hơn.
- Chất liệu: lựa chọn máy hút sữa có chất liệu cao cấp để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, các loại chất liệu PP, PPS, PPSU không chứa BPA được khuyến khích để lựa chọn. Mẹ lưu ý nếu sử dụng máy vắt sữa bằng thủy tinh thì phải hết sức cẩn thận để tránh vỡ máy làm mẹ bị thương.
10. Cách vệ sinh máy hút sữa
Vệ sinh các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với sữa mẹ để ngăn ngừa vi khuẩn
Vệ sinh bình hút sữa sau mỗi lần sử dụng là điều quan trọng để đảm bảo vi trùng không sinh sôi và gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, hãy đảm bảo rửa tất cả các bộ phận của máy hút sữa tiếp xúc trực tiếp với vú hoặc sữa mẹ bằng xà phòng lỏng và nước nóng, cọ rửa chúng bằng bàn chải làm sạch và rửa dưới vòi nước, tiệt trùng bằng cách trụng nhanh qua nước sôi hoặc dùng máy tiệt trùng.
Không rửa phần thân máy, ống dây dẫn khí, nếu phát hiện ống dây dẫn khí có sữa đọng thì phải vệ sinh ngay và sấy khô, không được để nước đọng lại bên trong ống dây. Hãy đảm bảo sử dụng chậu rửa sạch, chỉ dùng để rửa dụng cụ cho trẻ sơ sinh. Phơi khô trong không khí hoặc sấy khô bằng máy tiệt trùng có sấy khô và chỉ cất các bộ phận khi chúng đã khô hoàn toàn. Nếu bé yêu của mẹ dưới 3 tháng hoặc sinh non hoặc bị suy giảm hệ thống miễn dịch hãy vệ sinh các bộ phận máy hút sữa hàng ngày.
Như vậy qua những thông tin trên, Moby Kid hy vọng đã giúp mẹ hiểu hơn về máy hút sữa. Nếu mẹ đang có nhu cầu mua hay muốn tìm hiểu thêm thông tin về máy vắt sữa, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ Moby Kid để được hỗ trợ tận tâm, chuyên sâu mẹ nhé.
Moby Kid – Chuyên đồ dùng & Phụ kiện cho Mẹ và Bé uy tín. Bên cạnh đó, Moby Kid còn xây dựng hệ thống kiến thức cho các ông bố bà mẹ có thể tham khảo để chăm sóc bé nhà mình được tốt hơn.
Liên hệ hotline 0986.680.500 - 0906.199.565 hoặc đến trực tiếp tại Showroom để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ bán hàng tận tâm.
Xem thêm:
Top các thương hiệu máy hút sữa chính hãng được lựa chọn nhiều nhất hiện nay
Top các loại máy hút sữa Spectra chất lượng tốt và an toàn mà mẹ nên mua
Những lưu ý và cách sử dụng máy hút sữa cực hiệu quả và cho nhiều sữa dành cho mẹ